THÔNG BÁO: Thapthanh là cổng game chơi vui, không đổi thưởng, không quy đổi tiền game ra tiền thật hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào!

Bí ẩn trong thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm, chắn: Phần II - Ai đã thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm?

23-03-2023

Bí ẩn trong thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm, chắn: Phần II - Ai đã thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm?

Trong phần trước chúng ta đang bàn về những thiết kế và trang phục trên những quân bài tổ tôm, trong đó nhiều điểm khiến ta liên tưởng tới Nhật Bản. Thực sự có phải như vậy không, mời các bạn cùng tìm hiểu thêm một số yếu tố khác.

Ai đã thiết kế và sản xuất bộ bài tổ tôm đầu tiên ?

Đây là một câu hỏi khó, không chỉ với anh em đam mê chắn mà còn là bí ẩn với nhiều học giả ở cả Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc.

Người Nhật không biết tổ tôm

Giáo Sư Yumio Sakurai đã giới thiệu trong cuốn “Nihon No Kinsei 1, Nhật Bản Cận Thế, tập 1″ do nhà xuất bản Chuo Koron Sha, Trung Ương Công Luận Xã, xuất bản năm 1992. Theo vị này, loại chữ ghi trên đó cũng lạ, không hẳn là chữ Hán bình thường, một số chữ có thể là chữ Nôm? Thực ra, tất cả chỉ là chữ Hán viết kiểu cách đi thôi.

Đưa cho một số người Nhật đọc thử một số nét chữ trên bộ bài Tổ Tôm, họ đọc không được hoặc vừa đọc vừa đoán. Ðặc biệt lá bài “nhất thang” (Chữ nhất viết theo lối cổ) có hình bà mẹ cho con bú, nét viết rất lạ (Bộ ba chấm thủy viết thành hình số 8, chữ nhất dạng cổ cũng khó nhận ra) thì hầu như không ai đọc được.

Cuối thời Edo khoảng năm 1868, nhiều văn vật trong đó có những tranh mộc bản của Nhật được những thủy thủ người Pháp đem theo trong quá trình vào Việt Nam. Rất có thể những hình vẽ trên đó đã được người Việt dùng để đưa vào quân bài sau này.

Tranh mộc bản của Nhật và bức Tam Đại Mỹ Nhân (bên phải)

Người Pháp sản xuất bộ bài tổ tôm

Chúng ta đành phải tìm những bằng chứng thuyết phục hơn của người Pháp vì dù sao đầu thế kỷ 20 người Pháp cũng có nhiều ghi chép về Việt Nam.

Đây là vỏ một bộ bài tổ tôm được một công ty Pháp tên là A. Camoin & Cie, Marseille, c.1900 sản xuất, trên vỏ có ghi "mã số bộ bài 1204 - 120 lá bài" (bằng tiếng Pháp), ngoài ra còn dòng chữ hán ở chính giữa ghi "Lân Nhĩ huynh đệ công ty tổng đại lý Hà Nội - Hải Phòng" (bằng tiếng Trung Quốc). Tất nhiên, bộ bài này được sản xuất và lưu hành phục vụ người Việt Nam thời kỳ đó nên có cả chữ TỔ TÔM in chính giữa. (thời gian sản xuất khoảng những năm 1900s).


Dưới thời Pháp ở Việt Nam có một phố đặt tên là 'rue des Cartes' (phố bán thẻ bài) một thời chuyên bán lá bài tổ tôm, tam cúc...Sau phố này đổi thành phố Hàng Bài.


Xâu chuỗi những giả thuyết

Đến tận bây giờ chúng ta cũng không thể khẳng định được nguồn gốc đầu tiên của bộ bài tổ tôm từ đâu. Nhưng sau khi kết nối những mắt xích trên, một giả thuyết khá hợp lý và thú vị đó là:  Bộ bài này thực chất do chính người Việt Nam lên ý tưởng và thiết kế ra đầu tiên nên không xuất hiện ở cả Nhật và Trung quốc. Người Việt đã kết hợp những hình vẽ tranh mộc bản của Nhật, kiểu dáng cây bài của Trung Quốc và lối chữ viết cũng được biến tấu giống như cách chúng ta sáng tạo ra chữ Nôm. Cuối cùng ra được một bộ bài riêng của người Việt. Điều đó cũng lý giải vì sao hàng ngàn năm qua, người Việt Nam vẫn giữ được cộng đồng, bản sắc riêng của mình.



Bình luận:

Bạn cần đăng nhập để bình luận bài viết này.

Fanpage: https://www.facebook.com/danhchanthapthanh
Email: hotro@thapthanh.com
Hotline: 024.7106.98.98
2007-2024. All rights reserved.
Developed by T Game Studio T Game Studio