THÔNG BÁO: Thapthanh là cổng game chơi vui, không đổi thưởng, không quy đổi tiền game ra tiền thật hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào!

Văn hoá Tổ Tôm, Chắn của người Việt dưới góc nhìn của các học giả đông tây (Phần II)

17-02-2023

Văn hoá Tổ Tôm, Chắn của người Việt dưới góc nhìn của các học giả đông tây (Phần II)

Ở kỳ trước chúng tôi đã giới thiệu với các bạn một số nghiên cứu của các học giả phương tây, trong kỳ này chúng ta sẽ cùng điểm qua một số nghiên cứu của học giả trong nước.

Để bắt đầu cuộc mạn đàm có lẽ phải nói đến một sự kiện gây tiếng vang trong giới văn hóa nói chung và ngành mỹ thuật Việt Nam nói riêng, đó là 2 bức tranh "đánh bài" và "xem bói" của danh họa Trần Thang Phềnh  (1895-1972) được đấu giá gần 1,5 triệu đô tại trung tâm đấu giá Drouot ở Paris, Pháp

Trần Thang Phềnh là “người khai mở” và có đóng góp lớn cho mỹ thuật sân khấu Việt Nam. Ông có nhiều tác phẩm nổi tiếng được triển lãm và bán tại châu âu.

Bức tranh "Đánh Bài" của danh họa Trần Thang Phềnh lấy đề tài về đời sống Việt Nam mà danh họa Trần Thang Phềnh thường thể hiện trong các tác phẩm. Tranh lụa kích thước lớn của ông lại càng hiếm. Trong tranh ghi lại cảnh 4,5 người cùng chơi bài, có cả nam và nữ cùng tham gia. Nhìn vào những cây bài và tổng thể bối cảnh có lẽ đó là môn tổ tôm hoặc tam cúc. Hoạt cảnh truyền tải được sắc thái của người tham gia trông rất tự nhiên.

Như vậy, đánh bài giải trí được xem như một nét văn hóa đẹp của người Việt Nam, dưới những nét vẽ đơn giản toát lên sự mộc mạc và thú vị. Cái đẹp ấy được sự đánh giá và công nhận bởi những nhà nghiên cứu văn hóa và phê bình nghệ thuật rất lâu năm cả ở Paris và Việt Nam.


Đó là về hội họa, còn đến văn học ta không thể bỏ qua cuốn "Việt Nam phong tục" là biên khảo nổi tiếng của Phan Kế Bính là tập hợp nhiều bài viết về phong tục Việt Nam của ông đăng trên "Đông Dương tạp chí" vào những năm 1913 và 1914, in thành sách năm 1915. Nó được coi là một nghiên cứu nghiêm túc, có tính phản biện về thuần phong mỹ tục của Việt Nam.

Trong sách đó có đoạn:

" Đánh tổ tôm - đủ năm người mà muốn bày cuộc tiêu khiển thì chi cho bằng đánh tổ tôm"

"Đánh tổ tôm, nước ăn nước bốc cũng lắm nước cao, mà được trúng ý mình thì thích chí lắm. Có lúc bốc được những con bài kiệt thì sướng vô cùng, nên có câu rằng: "thiên tử bất như tứ vạn" "

Lời kết: Từ những nghiên cứu và đánh giá của các học giả trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực,  Nếu nhìn lại môn tổ tôm điếm hoặc môn chắn ở góc độ toàn diện, cái thú của người chơi không chỉ ở những luật và tính toán những nước đi. Nếu để ý chúng ta cũng thấy được yếu tố văn học, hội họa, âm nhạc ẩn chứa trong đó với những câu thơ, những điệu ngâm nảy kiều mang lại cảm xúc riêng cho trò chơi. Tất cả kết tinh lại thành một thứ văn hóa vô dân tộc giá khó có thể ước lượng.



Bình luận:

Bạn cần đăng nhập để bình luận bài viết này.

Fanpage: https://www.facebook.com/danhchanthapthanh
Email: hotro@thapthanh.com
Hotline: 024.7106.98.98
2007-2024. All rights reserved.
Developed by T Game Studio T Game Studio