THÔNG BÁO: Thapthanh là cổng game chơi vui, không đổi thưởng, không quy đổi tiền game ra tiền thật hoặc hiện vật dưới bất kỳ hình thức nào!

Văn hoá Tổ Tôm, Chắn của người Việt dưới góc nhìn của các học giả đông tây (Phần I)

16-02-2023

Văn hoá Tổ Tôm, Chắn của người Việt dưới góc nhìn của các học giả đông tây (Phần I)

Như đã đề cập trong một số phóng sự của Thapthanh trước đây, chúng ta đều biết rằng Tổ Tôm, Chắn và một số loại hình giải trí của người Việt xuất hiện từ lâu, ăn sâu vào trong đời sống sinh hoạt và các lễ hội ở Việt Nam.

Tuy vậy cho đến nay chúng ta vẫn chưa có một nguồn tài liệu khảo cứu nào đầy đủ về các văn hoá trên. Với mong muốn đưa đến cho độc giả thêm những góc nhìn khác nhau, cụ thể hơn nữa về Tổ Tôm, Chắn và một số loại hình giải trí khác của người Việt xưa, chúng tôi sẽ gửi đến quý vị một vài bài viết tổng hợp những gì đã được nghiên cứu dưới góc nhìn của các học giả trong và ngoài nước.

1. Tác giả Gustave Dumoutier Gustave Dumoutier trong cuốn “Essais sur les Tonkinois, 1908” - “Tiểu luận về người bắc kỳ - Vũ Lưu Xuân dịch" 

(Ông là Tác giả của 60 công trình nghiên cứu về văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng người Việt xuất bản cả ở Việt Nam và Pháp) 

có trích đoạn sau: 

“ Bài tổ tôm có một trăm hai mươi lá, kích cỡ dài hơn bài tam cúc, và chỉ có một chữ hán ở trên đó (hình dạng lá bài thời tác giả - bây giờ đã khác nhiều). Có hai mươi tám quân đỏ, chín mươi hai quân đen. Quân đen chia làm ba nhóm, mỗi nhóm ba mươi sáu lá có tên riêng: văn, vạn sách. Mỗi chữ để gọi tên đi kèm với một con số thứ tự tự một tới chín, và trong mỗi nhóm có bốn lá bài cùng số. Quân đỏ được coi như phần bài phụ, theo tỷ lệ mười hai quân “vạn", mười hai quân “sách” và bốn quân “văn". 

“ Bài này bao giờ cũng phải chơi năm tay. Chia làm sáu tụ, trong đó một tụ là bài nọc, mỗi người chơi có thể rút lá bài trong tụ đó. Giá trị tính theo bộ ba, bộ tư, tức là tập trung những lá cùng số trong mỗi hàng.”

“Có lúc người ta chơi tổ tôm rất rình rang, với nhiều đồ đạc và người hầu. Từng tay chơi ngồi riêng ở tầng trên một cái chòi nhỏ bằng tre, dựng xung quanh một cái điếm chính giữa, ở đó đặt các quân bài được khắc trên những tấm thẻ nhỏ, gắn vào đầu một que gỗ, bài được xếp dần ra theo cuộc chơi, trong đó những quân bài khác nhau đánh ra được xướng theo những tiếng cồng và trống" 

Ảnh trích từ cuốn “Essais sur les Tonkinois" - ghi lại một hội tổ tôm điếm, trong hình chúng ta có thể nhận thấy một số điểm đặc biệt như: hình dáng các điếm (chòi bằng tre) cầu kỳ hơn so với ở các lễ hội hiện nay. Ngoài ra, điếm cũng có kỳ hiệu hình con gà trống hiện nay hầu như không còn xuất hiện.


2. Trong cuốn "Connaissance du Vietnam"  của hai đồng tác giả Pierre Huard và Maurice Durand thuộc trường Viễn Đông bác cổ (xuất bản 1954)

Tạm dịch như sau: 

“ Nếu người Việt Nam có thể tự hào về bất cứ điều gì, thì đó là trò Tổ Tôm, trò chơi cao quý được đơn giản hoá cho nam giới hiện đại giải trí.” 

Những nghiên cứu trên của các học giả người Pháp ở hai giai đoạn đầu và giữa những năm 1920s càng khẳng định thêm “Tổ Tôm” trước đây không chỉ mang tính giải trí mà còn là nét văn hoá và tượng trưng cho một phần quan trọng trong bản sắc người Việt.

Ảnh được trích từ cuốn "Connaissance du Vietnam" (tri thức Việt Nam) - giai đoạn 1954 này cũng là một dấu mốc lịch sử ảnh hưởng rất nhiều đến văn hóa của Việt Nam.

Có lẽ nếu các tác giả phương tây hiểu cả về hán nôm họ sẽ còn cảm nhận được rõ hơn cái hay, cái đẹp và chất chứa đầy ý nghĩa của bộ môn này. 

Hẹn gặp lại các bạn độc giả Thapthanh trong kỳ tiếp theo để chúng ta cùng tiếp tục bàn luận thêm về chủ đề thú vị này.




Bình luận:

Bạn cần đăng nhập để bình luận bài viết này.

Fanpage: https://www.facebook.com/danhchanthapthanh
Email: hotro@thapthanh.com
Hotline: 024.7106.98.98
2007-2024. All rights reserved.
Developed by T Game Studio T Game Studio